Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Quả Bơ, thực phẩm hoàn hảo cho bé bắt đầu ăn dặm

Cảm ơn chị Uyên đã giới thiệu món “bơ” cho bé ăn dặm sớm (từ trên 4 tháng). Qua tìm hiểu thì đúng là quả bơ là thực phẩm “hoàn hảo” cho bé để ăn dặm (quả bơ chứa mọi thứ cần thiết cho nhu cầu cơ thể của con người). Ba mẹ cũng có thể cho bé ăn bơ ngay từ khi bé trên 4 tháng tuổi do bơ thực sự rất mịn (không cần phải xay) và bơ có nhiều chất béo tốt cho nhu cầu phát triển cơ thể và não của bé.

Như vậy, thay vì cho ăn bột đầu tiên thì cho bé ăn bơ sẽ tốt hơn nhiều do nguồn dinh dưỡng có trong quả bơ cao hơn trong bột gạo.  

Việc chế biến cũng tiện lợi và nhanh gọn khi cho bé ăn vì không cần phải nấu nướng gì. Chọn quả bơ chín ngon, dùng muổng (thìa) cà phần thịt bơ là có thể cho bé ăn ngay.

Nguồn dinh dưỡng có trong quả bơ
VITAMINS: (one cup pureed) Vitamin A - 338 IU Vitamin C - 20.2 mg Vitamin B1 (thiamine) - .2 mg Vitamin B2 (riboflavin) - .3 mg Niacin - 3.9 mg Folate - 205 mg Pantothenic Acid - 3.3 mg Vitamin B6 - .6 mg
Contains some other vitamins in small amounts.
MINERALS: (one medium) Potassium - 1166 mg Phosphorus - 124 mg Magnesium - 67 mg Calcium - 30 mg Sodium - 18 mg Iron - 1.4 mg
Also contains small amounts of selenium, manganese, copper and zinc.

(Ba mẹ xem thêm link này nhé:http://wholesomebabyfood.momtastic.com/avocadobabyfoodrecipes.html trang này cũng giới thiệu nhiều món ăn cho bé mà ba mẹ có thể tham khảo)


Bé yêu vừa học vừa chơi với Flashcard


Bé mới sinh không giống người lớn, bé có một số đặc điểm mà ba mẹ nên biết để giúp chơi với bé tốt hơn. Như Kiwi nhà mình, khi mẹ đưa gấu bông búp bê thì bé không thích lắm nhưng khi đưa flashcard trắng đen có vẻ bé thích. Tìm hiểu thì mới biết hóa ra do mắt bé chưa nhìn tốt như người lớn, chỉ có thể nhìn thấy rõ những thứ có tính chất tương phản cao.

Cũng theo như các nghiên cứu khoa học thì Flashcard vẫn được xem là món đồ chơi hữu ích dành cho các bé do tính chất tương phản cao phù hợp với nhận thức và đặc điểm mắt của bé. Tùy vào độ tuổi của bé mà ba mẹ chọn cho bé loại flashcard phù hợp.

Dorabe chia sẻ một số trang web mà ba mẹ có thể vào download trực tiếp về cho bé. Ba mẹ cũng có thể tự tay mình làm những flashcard tương tự cho bé (dựa trên ý tưởng trên)
http://store.sosmart.com/playlearn0-3.php (Trang này họ giới thiệu một số flashcard cho các độ tuổi khác nhau, nhìn vào góc phải của trang sẽ thấy cụm "play & learnFree Activities forYou and Your child!" để chọn lầy flashcard phù hợp cho con)

Một trang khác theo đánh giá của Dorabe là rất rất hay vì họ cho mình rất nhiều card ở các thể loại khác nhau. Nó đây ạ:
http://www.brillbaby.com/free-download/flash-card-printouts.php (có rất nhiều bộ flashcard cho các bé mà ba mẹ chỉ việc download về và in ra - link này Green Little baby thấy đa số bộ card dành cho các bé lớn hơn 3 tháng tuổi).
Các bé 0-3 tháng, ba mẹ có thể vào link này: http://www.brillkids.com/free-download/infant-stimulation-cards.php để lấy card về cho bé. 

Chúc ba mẹ chơi với con thật vui nhé! (Ba mẹ nào có nguồn flashcard miễn phí nữa thì cùng share nhé để cả nhà có nhiều đồ chơi có bé hơn) 

Phương pháp tập luyện để cải thiện tình trạng sức khỏe sau sinh

Như đã hứa với một số chị em chuẩn bị sinh. Dorabe (mẹ Kiwi) xin chia sẻ một số phương pháp tập thể dục từ Bệnh viện The Royal Women's. Đây cũng là tài liệu mà midwife đã cung cấp và hướng dẫn mẹ Kiwi về nhà tập ngay sau khi sinh con. Một số người bảo phải kiêng như: không tắm, gội, đánh răng,..(gọi là ở cữ)  nếu không thì về già rất dễ bị đau lưng, hơi ho hắng tí là nước tiểu đã chảy ra.... Nhưng dường như việc có kiêng hay không thì những triệu chứng đó đều có thể xảy ra do quá trình mang thai và sinh nở.  Vì theo hiểu biết của mẹ Kiwi cũng như y tá họ giải thích thì việc đau lưng là do quá trình mang bầu nặng làm xương sống bị cong (không còn như bình thường), hơn nữa bầu nặng còn chèn vào phần ruột già phía dưới nên sau sinh bà mẹ phải tập thể dục (như hướng dẫn) để cải thiện và giúp phục hồi xương sống lại như tình trạng ban đầu.

Tương tự, cứ 3 mẹ sau sinh thì có 1 mẹ bị leak (tiểu trước khi muốn) và càng về già thì tình trạng càng tệ hơn do cơ sàn xương chậu bị giãn ra trong quá trình mang thai và sinh nở. Nên nếu các mẹ chỉ kiêng mà không tập tành gì thì cũng sẽ bị leak như thường.

Dưới đây là bài tập, các mẹ cứ làm theo hướng dẫn là được. Chúc các bà mẹ chúng ta đều nhanh hồi phục sau sinh để có sức chăm con!
http://www.thewomens.org.au/uploads/downloads/HealthInformation/FactSheets/Vietnamese/Physio_ImprovingRecovery_Vietnamese.pdf

Sau sinh, cơ thể người phụ nữ rất yếu, cần ít nhất 6 tuần để tạm phục hồi và 6 tháng mới phục hồi hoàn toàn (theo lời midwife). Còn như mình chẳng hạn thấy cơ thể như qua một cơn bệnh nặng, yếu đi thấy rõ, đứng tí là mệt, nói chuyện nhiều cũng mệt, do đó việc kiêng cữ như hạn chế làm việc nhà, nói chuyện là đúng nhưng những việc như kiêng tắm giặt thì tùy quan điểm và tùy sức khỏe từng người nha (mẹ Kiwi cũng tắm ngay sau sinh)

Các mẹ có thể xem thêm các ý kiến (comments) từ các mẹ khác trong facebook để có thêm kinh nghiệm nhé: https://www.facebook.com/notes/dorabe/ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-t%E1%BA%ADp-luy%E1%BB%87n-%C4%91%E1%BB%83-c%E1%BA%A3i-thi%E1%BB%87n-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe-sau-sinh/282371755215332

Học cách chơi với bé

Chơi với bé, cơ bản có 3 bước: 1) Giải thích cách chơi (giải thích cụ thể, chậm rãi để bé hiểu cách chơi) 

2) Chơi với bé. Bố mẹ phải thực sự "chơi", chứ ko phải ngồi xem bé chơi, ko phải vừa nấu cơm vừa lâu lâu chạy vào, không phải vừa đọc sách, vừa chơi! Luôn luôn nhớ, chơi với bé ko chỉ là cách bonding (gắn kết với con) mà còn thông qua trò chơi, bé sẽ phát triển trí óc, các kỹ năng và sự sáng tạo. 

3) Tàn cuộc thì phải dẹp dọn cho đồ chơi vào hộp và để vào nơi cố định của đồ chơi. Đây là 1 cách giúp bé học cách dọn dẹp "bãi chiến trường" sau khi chơi, và còn là 1 cách chơi hiệu quả. Vì nếu trong phòng trò chơi vất vương vãi thì bé sẽ chẳng thể chú tâm vào bất cứ 1 trò nào và cuối cùng là nó ko chơi bà bỏ đi nghịch những trò ko được phép. nhiều phụ huynh ca thán con tôi ko chịu chơi toys, dù nhà đầy trò chơi. TRên thực tế có lẽ đúng, nhưng cũng 1 phần rất lớn đồ chơi vương vãi, rải rác khắp nơi, nên bé ko tập trung hứng thú vào bất cứ trò nào 1 cách cụ thể và trẻ cảm thấy nhàm chán. 

Con gái mình 14 tháng, khi chơi xong, ví dụ chơi xếp hình lego chẳng hạn, mình bảo nó "mình cho gạch vào túi và cất đi con nha", mình vừa nhặt từng mẫu 1 chậm rãi, và nói nó "con phụ mẹ nhặt gạch cho vào túi nào" khi bé nhặt cho vào thì mình khen con, và lại bảo "sau lưng con có cục gạch màu hồng này, con nhặt giúp mẹ với, ..." cách này giúp bé học màu sắc, từ vựng 1 cách tự nhiên, và tăng sự hứng thú khi "dọn dẹp". Sau khi nhặt xong, mình dạy bé cách đóng zip của túi, bé thích làm cái này lắm. Sau đó mình bảo "con giúp mẹ cho nó vào tủ nha?" hoặc mình nói "chúng ta cùng cho nó vào tủ nha?" hoặc "con chỉ mẹ chỗ để túi với" và bé luôn luôn tự động mang túi cho vào tủ và đóng lại. Dỹ nhiên, lần nào mình cũng khen, vỗ tay, khen rối rít, và bé rất vui! nàng đáp lại bằng cách tự cho bản thân 1 tràng pháo tay. 

Khôg phai lúc nào nó cũng ngoan ngoãn làm, nhưng mình vẫn cố, và nếu nó bỏ đi thì mình cũng ... vẫn dẹp chiến trường, dần dần, bé sẽ học được thói quen này! Đừng bỏ cuộc! hãy luôn luôn cố gắng dạy, lặp lại, lặp lại, lặp lại hàng ngày, hàng giờ. Nước sẽ thấm vào "đá" dần dần thôi. Như bé nhà mình là 1 ví dụ. :) 

Tips: mọi người có thể dùng 1 bài hát cho công việc "dọn dẹp" ví dụ, sau khi chơi xong, mở bài hát ấy lên và nói "tén ten, đến giờ phải dọn đồ chơi rồi". Hãy cố gắng biến công việc thành 1 trò chơi và là 1 khoảng thời gian có ích, bonding giữa mẹ và bé. 

Tóm gọn, để giúp bé có thói quen dọn dẹp, cần có: 
  • 1 thùng, hoặc chỗ để chứa đồ chơi. 
  • Là 1 khoảng thời gian vui vẻ, hãy hát, bật nhạc, trò chuyện, cười đùa cùng bé
  • Hãy luôn luôn lặp lại hàng ngày như 1 thói quen
  • Luôn luôn khen bé khi bé làm đúng, dù nó chỉ nhặt có 1 thứ gì đó thôi thì cũng hãy khen bé nức nở! ;D TRẻ con rất khoái nịnh! thật đó! haha!! ;p 

Kinh Nghiệm Dùng tã Vải (Từ một bà mẹ sống tại Ý)

Mình dùng tã vải cho bé nhà mình khi bạn hơn 1 tháng; có 2 lý do chính để mình dùng tã vải (lúc mới đầu định xài): 1) đỡ tốn tiền mua tã thường, theo thống kê 1 em bé có thể tiết kiệm cả 1000 Euro (70%) tiền tã so với các em bé thường (tính luôn chi phí tiền nước, và điện để giặt). 2) giúp giảm thiểu rác thải (vì tã được xài lại, giúp môi trường sạch sẽ hơn.
Sau khi dùng, bản thân mình thấy: 
  1. Đúng là rẻ hơn tã thường, nhưng tiền nước có tăng (tuy nhiên, so với tiền tã thì tiền nước tăng vẫn rẻ hơn), tiền điện tăng (nhưng ko nhiều, và tùy thuộc rất nhiều vào cách tiết kiệm, cách giặt của gia đình, mình sẽ chia sẻ các mình tiết kiệm để mọi người tham khảo. Tiền điện nước tại Ý rất rất mắc, và Ý ko dùng năng lượng hạt nhân như Pháp, hay các nước khác, nên mọi người có thể tưởng tượng là mình ko "lời" được bao nhiêu, nhưng so với VN, ai dùng tã vài thì  mình đảm bảo gia đình tiết kiệm được rất rất nhiều
  2. Tã vải rất rất tốt cho da bé vì nó hoàn toàn tự nhiên (không như tã thường, nó có các hạt thấm, có hóa chất, dễ làm bé bị hăm. Ngoài ra tã vải ko hút thấm nhiều như tã thường, đòi hỏi mẹ thay tã cho bé thường xuyên, rửa đít thường xuyên hơn, nên tốt cho da bé hơn. 
  3. Tã vải còn giúp mẹ "bỏ tã" nhanh hơn, vì bé dùng tã vải sẽ nhận biệt được khi mình bị "ướt" nghĩa là mình tè, chứ tã thường hút thấm ngay lập tức, bé ko phát hiện ra mình đang tè-điều này rất quan trọng, nói chính xác, mẹ bỏ tã cho bé khi bé bắt đầu nhận thức được là "mình đang tè". 
Điều bất lợi của tã vải là: 
  1. Nhiều việc để làm hơn, tuy nhiên, chỉ cần mẹ tập thói quen 1 tý, lo liệu chuẩn bị chu đáo 1 tý, thì việc này trở nên nhỏ như con thỏ thôi! ;) 
  2. Nếu ko biết cách tiết kiệm, dùng tã, giặt tã hợp lý thì tã vải cũng tốn kém ko thua gì tã thường. Do đó, 1 lần nữa, mình phải công nhận, tã vải đòi hỏi nhiều thứ hơn nhưng là lúc ban đầu, sau khi mẹ thành thạo rồi thì mọi thứ lại rất dễ dàng, bên mình còn có 1 câu lạc bộ các bà mẹ dùng tã vải nữa kìa hí hí!! ;D
Kinh nghiệm của mình: 
Trên thị trường có nhiều loại tã vải, có cái là nguyên kiện cả quần lẫn tã ko tách nhau được, có cái thì đơn giản hơn là 1 cái quần slip chống thấm và kèm  miếng thấm cấu trúc từa tựa băng vệ sinh của mẹ. Cái này gọi là prefold diaper. 
Mình dùng pre-fold diaper với các lý do: 
- Nó rẻ hơn và tiện hơn, nghĩa là mình chỉ cần mua thật nhiều miếng vải thấm, vài cái quần slip, khi thay thì chỉ thay vải thấm như băng vệ sinh thôi. 
- Khi giặt cũng dễ hơn, và nhất là mùa đông, phơi cũng tiện hơn, mau khô hơn. 
- Rẻ hơn (giá so với giá của tã vải loại khác). 
Tã prefold diaper: 
Bao gồm: 
  • Quần lót (có cỡ S, M và L tùy cân nặng), mình mua mỗi size 2 cái, cái S mình dùng tới khi bé nhà mình 4-5 tháng. Theo mình thấy size S nên mua ít, vì bé lớn rất nhanh. Dành tiền khi bé đã phát triển kha khá thì mua cỡ lớn nhiều hơn. Hiện tại mình dùng 4 quần lót.
  • Vải thấm (giặt và dùng lại): mình dùng 12 cái và dự định mua thêm tầm 6 cái tổng cộng 18 cái tã thấm, xài từ 2 ngày - 2 ngày rưỡi, do bé nhà mình tè nhiều, và ị cũng nhiều haha!!. 
  • Miếng vải lót (là cuộn vải mỏng): mỗi lần mặc thì 1 kiện bao gồm vải lót trên vải thấm. Vải lót cực mỏng bằng 100% cotton, tác dụng là nếu bé ị thì cứ mang cái vải lót cùng phân vất đi. Khi bé 3 tháng đầu phân cực kỳ lỏng, và thật tình là nhoe nhoét hết cả ra! ặc ặc!!! Sau khi bé bắt đầu ăn dặm thì việc này hầu như ko xảy ra nữa, và việc giặt tã cũng dễ hơn rất nhiều. ;) 

*Cách gấp vải thấm: 
Có 2 cách: hoặc là gấp y chang như miếng băng vệ sinh, hoặc là gấp kiểu mở 2 đuôi phần lưng và bụng bé (như hình) để bé đỡ bị cấn khó chịu. 

*Cách giặt tã tiết kiệm: 
Theo kinh nghiệm của mình, nên tìm cách dùng tã sao cho nó vừa khít với thời khóa biểu giặt đồ của gia đình. Nếu nhà giặt cách 2 ngày 1 lần thì dùng số lượng vải thấm kéo dài trong 2 ngày. VD như nhà mình, mình dùng 18 cái tã, sau 48 tiếng, bé nhà mình xài 16 cái chẳng hạn, tối hôm ấy mình giặt, hong khô sáng sau bé có đủ lại 18 cái tã sạch. Tính toán sao cho bé lúc nào cũng có tã đủ cho lượng dùng. 
*Chu trình thay-giặt-phơi: 
  • Mình mua 1 cái xô chứa nước có nắp đậy, lúc nào cũng chứa tầm 3 lít nước, 1 tablespoon (1 muỗng canh) bicarbonat và 2 muỗng canh giấm khuấy chung với nhau để ngâm tã. hỗn hợp này chống mốc, chống mùi hôi của nước tè và là thành phần diệt khuẩn tự nhiên, hoàn toàn ko hại cho da bé. Ai ko tìm được bicarbonat (có bán tại hiệu thuốc, châu âu thì bán khắp siêu thị), thì có thể chỉ dùng giấm thôi.  
  • Khi bé thay tã, mình vặn vòi nước 2 giây trực tiếp lên tã, vắt nước, và cho vào sô nước+giấm+bicarbonat. Nếu tã dính phân, mình dùng cái bàn chải chả hết phân đi, vắt khô, và cho vào xô đựng tã. 
  • Khi bé dùng gần hết tã/hoặc tới thời gian biểu giặt tã sau 2, 3, 5 ngày tùy gia đình, mình vắt tã từ xô giấm và giặt chung quần áo như bình thường, ko giặt riêng hay gì hết, giặt y chang như quần áo bình thường. 
*Bản thân mình giặt quần áo của bé, và tã cùng quần áo bố mẹ (nếu ko quá bẩn, kiểu nếu đồ bố mẹ có dính xăng, nhớt, bùn, cát thì dỹ nhiên giặt riêng, nếu đồ thông thường thì giặt chung bình thường). 
Khi giặt, mình dùng chế độ vắt cho máy là 800 vòng, phơi trong vòng 1 đêm gần lò sưởi là khô cong queo, nếu mùa hè thì chỉ cần 2 giờ dưới nắng là cong vọng vẹo luôn! ;) 
*Giặt tay: nhà mình ko có nhu cầu giặt máy cách 2 ngày, 1 tuần nhà mình giặt máy 1-2 lần, nếu dùng lượng tã cách 4, 5 ngày thì quá nhiều, nên mình giặt 2 ngày 1 lần bằng tay. Mình giặt tay cũng chả có gì đặc biệt. 
Vắt tã từ xô giấm. Sau đó mình giặt cùng nước và tý xà phòng (tuyệt đối ko bao giờ dùng nước xả cho bé, chỉ cần bột giặt bình thường, điều cốt lõi là phải xả nước sạch, nếu vải còn dính xà phòng thì hại da bé).Mình xả nước 2 lần. Sau đó cho vào máy giặt cho nó vắt khô 800 vòng (tốn có 10 phút dùng máy, máy giặt philips nhà mình có chế độ vắt ko cần giặt). Sau đó mang phơi như thường. 
+ chú ý: khi giặt tã tay thì chỉ tã và tã, nếu mẹ ham hố giặt thêm cái này, giặt thêm cái kia thì rất mệt. Bản thân mình khi giặt chỉ mỗi tã, tốn chừng 20 phút là maximum. 

*Gấp và chuẩn bị tã. 
Sau khi tã khô, mình gấp tã lại theo cách mình muốn (kiểu băng vệ sinh hoặc kiểu mở ở lưng - như hình phía trên), đặt miếng vài lót lên trên, sau đó gấp lại làm đôi cho gọn, chồng lên nhau như hình. Khi cần dùng cứ mở ngăn kéo ra là có ngay. Vài phút mỗi ngày như thế mà rất nhanh, và gọn, chả thấy mệt mỏi phiền phức gì hết. 

*** FACTS; chuyện vui: 
  • Nhiều người cho rằng nên giặt tã bằng nước sôi (đặc biết các bà mẹ chồng Ý trong đó có mẹ chồng mình) thì mới là sạch, mới là diệt khuẩn. Thật ra trong bao bì ghi rõ tã chịu nhiệt được 60 độ là hết cỡ, nếu quá nóng, sẽ làm hư vải. Nước tè sau khi sả sơ và cho vào hỗn hợp giấm, bicarbonat là cũng đã 1 phần làm sạch, sau khi vắt nước, giặt giũ thì nó cũng chỉ là 1 miếng vải, cớ sao đối xứ với nó như nó mang nguồn bệnh ghê gớm lắm ý! 
(Bản thân nước tiểu rất "sạch" về mặt vi sinh vật. Nước tiểu chủ yếu là nước - khoảng 95% - và một số loại muối, hợp chất vô cơ và hữu cơ. Nước tiểu của người mang một số bệnh có thể chứa thêm 1 số thành phần khác, ví dụ như đường trong trường hợp bệnh tiểu đường. Khi nước tiểu có chứa vi khuẩn thì đó là dấu hiệu của viêm nhiễm, thường thấy nhất là viêm đường tiểu)
  • Miếng vải thấm càng giặt nó càng hút nước tốt, vải mới mang về hút nước rất tệ. ;p nên mọi người không nên thật vọng vài lần đầu. ;) 
  • Miếng vải lót, nếu bé nhà mìh ko ị, mình vẫn giặt, phơi, và mình dùng nó làm vải chùi đít khi bé đi ị hè hè, tiết kiệm được tý tiền giấy chùi đít cho bé mà lại mềm mượt và hoàn toàn tự nhiên. 
  • Không nên dùng nước tẩy, thuốc tẩy để tẩy vết ố, vế ố đi rất nhanh nếu giặt tã nhiệt độ cao trên 70 độ C, (nhưng sẽ làm hại vải), cái tốt nhất là mang ra nắng gắt phơi vài lần, vết ố sẽ mờ đi nhanh. Nếu nó ko mờ ... chịu thôi! dù gì nó cũng là cái tã, chả nhẽ có người nhiều chuyện đến đỗ bảo "ở dơ vì tã bị ố" ?? ;p 
  • Không nhất thiết phải mua vải thấm, nếu mẹ tìm được miếng vải nào bằng cotton mềm mịn và hút nước tốt, lâu, cứ việc gấp thành hình như cái vải thấm rồi dùng thôi, câu lạc bộ dùng tã vải bên mình họ tìm được 1 miếng vải to tầm 50x30cm của Ikea có 80 cent/ miếng, thấm hút tốt, và họ truyền nhau cái bí kíp này. :) Bản thân mình nhiều khi "bí" quá vì cuối ngày rồi, nếu dùng tã pamper thì 1.5 tiếng sau bé đi ngủ, mình lại phải thay 1 cái pamper khác mới tinh để đảm bảo nó sạch, khô ráo thấm tốt được 12 tiếng, và ko bị hăm đít bé, nên mình dùng đại 1 cái khăn chùi đít hút ẩm tốt của bé, nó "chịu" được tấm 1 tiếng như mình yêu cầu là cũng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc rồi! ;)
  • Trên thị trường hiện nay có nhiều mẫu mã, kiểu tã vải rất gọn, có loại prefold nhưng miếng vải thấm có nút đính vào quần, dễ dàng hơn cho mẹ, nhưng dỹ nhiên loại này mắc hơn. Mình dùng loại cơ bản nhất, nên giá cũng dễ thở nhất. ;) Mới đầu mình cũng rất lọng cọng, nhưng giờ thì mình rất pro. 1 ngày bé nhà mình thay những 7 cái tã vải (vì nó ị lắt nhắt các bác ạ! hix, thế! may mà dùng tã vải, chứ dùng tã thường thì tiền nào chịu cho thấu đây giời!), ban đêm, mình buộc dùng tã thường, vì nó hút thấm nhiều hơn, bé nhà mình ngủ 11-12 tiếng nguyên đêm, mình hoàn toàn ko muốn phải thức bé dậy để thay tã. ;) Vị chi mỗi tháng mình dùng trung bình 30 cái tã thường thôi, cũng tiết kiệm kha khá các bạn nhỉ?? 
Mình hoàn toàn rất ủng hộ việc tiết kiệm tiền bạc cho bản thân và bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải! Mong nhiều nhiều người sẽ dùng tã vải như bọn mình. ;)(Nguồn:http://learntobeamom.blogspot.com.au/2012/02/kinh-nghiem-dung-ta-vai.html

Sinh thường hay sinh mổ? Cần lưu ý gì khi đi sinh con.

Đề tài này mẹ Kiwi muốn viết từ lâu với mong muốn chia sẻ với các bạn chuẩn bị sinh con cũng như góp nhặt kinh nghiệm từ các mẹ đã sinh con rồi để xem chúng ta nên làm gì cho tối ưu.

Việc sinh con cũng nên có kế hoạch sinh nở (birth plan) để mình cảm thấy chủ động và không sợ. Nên viết ra như: mình muốn sinh con như thế nào thường hay mổ, biện pháp giảm đau, cần hỗ trợ ra sao?....

Lúc mang bầu và chuẩn bị sinh con, mình cũng có nhiều thắc mắc về chuyện nên sinh thường hay sinh mổ? sinh con có đau lắm không? có nên dùng thuốc giảm đau?... thấy cái nào cũng có giá của nó, vd như sinh mổ thì em bé tới 6 tháng mới có được miễn dịch, tiêu hóa như bé sinh thường và bé hay bị viêm phổi, gây tê màng cứng thì cũng có rủi ro …nên đã quyết định sinh thường. Nhưng đúng là mẹ Kiwi (không biết các mẹ khác như thế nào) đau vật vã, lúc gần sinh thì tưởng như chết đi sống lại (mất kiểm soát, nhiều lúc nhìn chồng mà cứ ứa nước mắt tưởng mình sắp chết (trong đầu có suy nghĩ: có khi nào mình sinh khó mà chết không?). Nhưng sau sinh mình có hỏi mẹ và mẹ chồng thì đúng là ai sinh cũng đau đớn cả (tưởng chết) nhưng ai cũng vượt qua được, mà rất kỳ lạ sinh bé xong là các cơn đau cũng tan hết (vì đau chủ yếu là do gò tử cung để đẩy bé ra). Sinh con xong thì thấy thương cảm với tất cả các bà mẹ (vì quá đau đớn để sinh ra một em bé).

Thế nên ai kém chịu đau chắc dùng thuốc gây tê màng cứng sẽ đỡ hơn nhiều đấy ạ. Nếu sinh con lần nữa chắc mình cũng chọn gây tê màng cứng cho đỡ đau. Tất nhiên, lựa chọn thuộc về các chị, các bạn nhé!

Quá trình đau đẻ của mình rất khủng khiếp (vỡ ối từ 6h sáng ngày hôm trước mà đến tận 2h chiều ngày hôm sau mới sinh). Mặc dù cơn đau chỉ bắt đầu từ lúc 5h chiều ngày vỡ ối. Hai vợ chồng mình cũng lót tót lên bệnh viện ngay khi vỡ ối nhưng bệnh viện họ bảo về nhà cho thoải mái hơn và nếu khi nào có những dấu hiệu đáng lo thì lên ngay (như nước ối không có màu hồng hay trắng mà lại xanh hoặc nâu thì lên ngay lập tức vì sợ bé bị ngộp (bé đã ị phân xu ra ngoài nước ối) chẳng hạn), có hướng dẫn ở đoạn đầu trong earlylabour (link phía dưới).

Đầu tiên là các giai đoạn đau và sinh con – stages of labor (Bệnh viện phát cho mình cái này về để theo dõi, mình nên ghi chép lại các cơn gò (đếm các cơn gò) để xem đang ở giai đoạn nào và biết được độ mở tử cung đến đâu). Giai đoạn nào thì Mẹ Kiwi cũng đi hết maximum thời gian (khổ thế đấy!!!)
http://www.thewomens.org.au/uploads/downloads/HealthInformation/FactSheets/English/EarlyLabour_2010.pdf
(Mẹo giảm đau của mẹ Kiwi cho ai không dùng thuốc giảm đau nào: giai đoạn đầu (early phase và active phase): không nằm mà nên đi lại, dùng hot pack (túi cao su đựng nước nóng) chườm vào lưng nếu bị chuyển dạ đau lưng, cái túi này cứu mẹ Kiwi nè có nó đỡ đau hẳn. Nhớ ăn uống nhiều để có sức vào bệnh viện sinh, như mẹ Kiwi vào viện khoảng 5h sang mà đến 2h chiều mới sinh thời gian ấy không ăn gì được do đau. Giai đoạn sau (transition) mỗi lần đau thì đứng dậy nhờ chồng xoa lưng (xoa mạnh). Giai đoạn 2 thì chỉ nằm trên giường và mỗi lần gò thì muốn ngất đi thôi (tự bản thân đã dặn dò không được la hét vì sẽ kiệt sức nhưng vân la hét om xòm do không thể kiềm chế bản thân được). Mẹ nào có mẹo nào nữa thì share nhé! (E sẽ bổ sung vào note luôn cho tiện theo dõi)

Khi sinh xong thì họ bế bé còn cả dây rốn ụp lên ngực mẹ (skin on skin) sau đó mới dùng khăn ấm ủ lên để hai mẹ con gắn kết với nhau và bé tìm vú mẹ bú. Ngay sau khi sinh, mình thấy y tá họ tiêm một mũi tiêm vào đùi và bánh nhau xổ ra ngay lập tức. Chuyện này rất quan trọng vì để tự nhiên thì có thể mẹ sẽ bị mất máu nhiều (có nguy cơ bị tử vong).Nên các mẹ chuẩn bị sinh nhớ yêu cầu bệnh viện tiêm cho mình mũi tiêm xổ bánh nhau ngay lập tức sau sinh nhé! Sau đó các cô midwife đếm đủ các thứ của bánh nhau và ghi chép lại để đảm bảo không có thứ gì còn sót lại trong bụng mẹ. Thấy cũng yên tâm, chứ sót nhau thì nghe nói cũng đau khủng khiếp y như đau đẻ. Kiwi cũng được tiêm 2 mũi thuốc (Vitamin K và Hepatitis B vaccine)

Dưới đây là một số hướng dẫn từ bệnh viện các chị, bạn có thể tham khảo

Chuẩn bị chuyển dạ và đau thì nên làm gì?http://www.thewomens.org.au/ActiveBirth?searchTerms[]=vietnamese&searchTerms[]=fact&searchTerms[]=sheet

Hướng dẫn cách đi vệ sinh sau sinh nở:http://www.thewomens.org.au/Emptyingyourbladderafterbirth?searchTerms[]=vietnamese&searchTerms[]=fact&searchTerms[]=sheet 

Hướng dẫn cách lên xuống giường sau sinh và các bài tập cho cơ sàn chậuhttp://www.thewomens.org.au/ImprovingyourrecoveryafterbirthPhysiotherapyadvice?searchTerms[]=vietnamese&searchTerms[]=fact&searchTerms[]=sheet

Chúc tất cả các chị, bạn mẹ tròn con vuông! 

(Lưu ý khác cho việc mang gì tới viện: Tùy bệnh viện họ sẽ hướng dẫn mình mang gì theo khi sinh nở. Đây là hướng dẫn bệnh viện The women royal khi mình đi sinh (file tiếng việt).  http://www.thewomens.org.au/uploads/downloads/HealthInformation/FactSheets/Vietnamese/ThingsBringHospital_Vietnamese2012.pdf(Theo mình thì cần nhất là mang mấy bộ đồ cho bé, khăn quấn, mấy ngày đầu nên xài tã giấy (mỗi ngày 8-10 cái) và khăn ướt lau đít bé cho tiện, băng vệ sinh cho mẹ (loại bự, thấm hút tốt, vì sau sinh dịch sản ra rất nhiều), cả quần áo cho mẹ (nên mặc váy cho tiện đi vệ sinh). Sinh xong cơ thể mình mêt lắm nên ráng ăn và uống sữa nhiều. Nếu bị sưng và đau thì có thể uống panadol giảm đau (ko ảnh hưởng gì đến sữa của mẹ cả). Có thể nhờ người nhà mua ít đá để chườm vào chỗ đau nếu cần. Nên đi lại để dịch sản dễ ra. Không biết nhà vệ sinh ở Bệnh viện VN như thế nào. ở Úc thì mỗi phòng đều có nên rất tiện. À, sau sinh cơ thể mất nhiều máu lắm nên nhớ quàng khăn, giữ ấm...để tránh bị trúng gió (vì cơ thể mình yếu mà).


Một số mẫu tã vải hiện đại của dorabe

Bé mặc nhìn cực cute nhé! bởi dorabe thiết kế miếng lót dạng eo thon ngay háng bé nên mặc vào rất vừa vặn ko bị lùng bùng.


TÃ VẢI HIỆN ĐẠI - SỬ DỤNG DỄ HƠN BAO GIỜ HẾT

Nhắc tới tã vải truyền thống là người ta nghĩ ngay tới cảnh mẹ mệt nhoài vì phải thay tã liên tục cho con, bé ngủ không ngon giấc vì mẹ phải thay tã nhiều lần, tã bị ướt ra ngoài ngay khi bé tè, và khi bé ị thì việc giặt giũ quả là cực hình vì phân dính vào vải rất khó giặt. Mặc dù vậy, nó cũng có nhiều ưu điểm mà người ta không thể phủ nhận như hoàn toàn tự nhiên, giúp giảm nguy cơ hăm tã, rất tiết kiệm, và bảo vệ môi trường…nên một số mẹ kỹ tính vẫn quyết định xài. 

Trong khi đó, tã giấy ra đời như một cuộc cách mạng trong việc chăm sóc con, giúp mẹ tiết giảm thời gian do sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm như trong tã có chứa hoá chất nên về lâu dài không tốt cho bé, bé dễ bị hăm, và việc dùng tã giấy góp phần “ô nhiễm” môi trường một cách khủng khiếp. Người ta tính rằng, tã giấy sau khi dùng cần 500 năm để phân huỷ, và nếu mỗi ngày bé dùng 7, 8 cái tã giấy thì mỗi năm bé góp phần “xả” cả tấn rác. 

Tã vải hiện đại ra đời không những tận dụng được ưu điểm của hai loại tã trên mà còn giải quyết được nhược điểm của chúng. Có thể nói tã vải hiện đại là sự kết hợp tuyệt vời của tã giấy và tã vải truyền thống.
Tã vải hiện đại có ưu điểm của tã giấy: tiện lợi, không ướt ra ngoài, không thấm ngược trở lại giữ cho da bé được khô ráo. 

Tã vải hiện đại có ưu điểm của tã vải xô truyền thống: giúp giảm nguy cơ hăm tã do tránh được các hoá chất có trong tã giấy, và rất tiết kiệm. Việc dùng tã vải cũng giúp cho hành tinh chúng ta ngày càng xanh sạch hơn.
Sở dĩ tã vải hiện đại có những ưu điểm trên là do đặc điểm thiết kế của 3 lớp chất liệu vải khác nhau:
  1. Lớp ngoài cùng làm bằng chất liệu PUL (chất Polyurethane Laminate, xem thêm tạihttp://www.ehow.com/about_4696415_what-polyurethane-laminate.html) đây là loại vải có tráng một lớp PUL có thể “thở” được dùng nhiều trong lĩnh vực y khoa có độ bền cao, và đặc biệt là không bị thấm nước.
  2. Lớp thấm hút ở giữa: thường được gọi là miếng lót được làm từ loại vải có chất liệu thấm hút cao như microfiber, hemp, bamboo, hoặc charcoal bamboo.
  3. Lớp bên trên cùng tiếp xúc với da em bé được làm bằng vải siêu mịn suedecloth, có ưu điểm khi bé tè thì khô ngay và trơ đối với chất bẩn nên rất dễ giặt dũ.

Ngoài ra, tã vải hiện đại không chỉ là cái tã đơn thuần, mà nó được thiết kế cực kỳ dễ thương.
Cũng do những ưu điểm đó mà tã vải hiện đại đã được sử dụng rất phổ biến tại các nước phương Tây như tại Mỹ, Châu Âu, Úc. 

Tại Việt nam, tã vải hiện đại mang thương hiệu dorabe lần đầu tiên đã được sản xuất tại Việt Nam bởi công ty TNHH SXTM N&N với quy cách, chất lượng tương đương các sản phẩm tã vải hiện đại tại các nước Châu Âu, Úc, Mỹ.

Tã vải dorabe được chăm chút kỹ lưỡng từ khâu thiết kế đến chọn nguyên liệu kể cả những chi tiết nhỏ như dây thun, nút bấm. Công ty cũng được chứng nhận vải đạt chất lượng an toàn theo giấy đăng ký kiểm tra số 25906/PVD-2013 ngày 13/06/2013 do phân viện dệt may cấp. Do đó, các mẹ hoàn toàn yên tâm về chất lượng tã.

Để biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ 0938 100 733 (gặp Nhung).

Một số mẫu tã: